image banner
Lễ hội "Đại kỳ phúc truyền thống" di tích lịch sử Miếu Thủy Tú năm 2017
Lượt xem: 60
Lễ hội "Đại kỳ phúc truyền thống" di tích lịch sử Miếu Thủy Tú năm 2017

Ngày 04/4/2017 (tức ngày 08/3 âm lịch) UBND xã Thủy Đường long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội "Đại kỳ phúc truyền thống" lịch sử Miếu Thủy Tú năm 2017. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Vi - Phó bí thư huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí phó chủ tịch UBND huyện; các đồng chí đại diện cho phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện; các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, Trưởng các ban, ngành đoàn thể, các đồng chí Trưởng thôn, Bí thư chi bộ và toàn thể nhân dân trong xã.

        Cứ mỗi năm một lần vào các ngày mồng 8, mồng 9, mồng 10 tháng 3 âm lịch dân làng Ngọc Hoa, nay là làng Thủy Tú, xã Thủy Đường lại mở Lễ hội Đại Kỳ Phúc truyền thống tại nơi tọa lạc tôn thờ Đức Thánh Cả. Tổ chức lễ hội vừa là để đến đáp công ơn “Đệ nhất Đại tướng quân”, người đã có công “ Phò nước, an dân” được nhân dân tôn ấp lập thờ, vừa là để cầu phúc, cầu tài, cầu bình an cho mọi nhà và nhân dân trăm họ “Hạnh phúc, yên vui, đời sống ấm no, văn minh bình đẳng”.
Căn cứ ngọc phả, bia ký còn lưu lại tại Miếu làng. Cách đây hơn 1.036 năm vào thời Tiền Lê thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên năm 981. Thủy Đường Trang có 4 vị hiền tài họ Phạm được thập đạo tướng quân Lê Hoàn ngôi vua liên hiệu Lê Đại Hành triệu tập trọng dụng, phong chức, trao quyền cầm quân đánh giặc Tống trên sông Bạch Đằng và đều trở thành tướng tài của Triều đình nhà Lê.

Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Tứ vị của Thủy Đường Trang được Nhà vua ban thưởng sắc phong: "Đại tướng quân - Trung Hoa Tể Tướng; Sơn Nam Thái Thú; Mẫu Nghi Thiên Hạ". Ít lâu sau các vị hóa thân đều được nhân dân hai xã, 4 làng lập Đình, Miếu phụng thờ tại Đình làng Lương Đường; chiếm phương xã Hòa Bình; Đình Thượng; Đình Trung làng Thường Sơn. Vinh dự cho làng Ngọc Hoa thôn Thủy Tú ngày nay được tôn ấp lập thờ "Đệ nhất Đại Tướng Quân" người anh cả đến nay đã được hơn một ngàn năm. Trải qua nhiều triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Mặt khác do biến thiên của lịch sử cũng như năm tháng phong sương vũ lộ của thời tiết. Miếu Thủy Tú vẫn tồn tại và được tôn tạo ngày một khang trang, bề thế xứng tầm với di tích lịch sử cấp quốc gia.

Việc tổ chức Lễ hội chính là tôn vinh giá trị lịch sử khẳng định truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, là một nét văn hóa tốt đẹp của quê hương đồng thời giúp cho mỗi người dân địa phương thấy tự hào hơn về mảnh đất Thủy Đường - mảnh đất Anh hùng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ, thống nhất và xây dựng đất nước./.
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới